THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 13

THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ TUYẾN ĐƯỜNG QUỐC LỘ 13

Một vài nét về tuyến Quốc lộ 1

Quốc lộ 13 bắt đầu từ cầu Bình Triệu

Quốc lộ 13 là tuyến quốc lộ theo hướng Nam – Bắc kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Bình Dương, Bình Phước và kết thúc tại cửa khẩu Hoa Lư giáp biên giới Việt Nam – Campuchia. 

Về số liệu cụ thể, Quốc lộ 13 bắt đầu từ ngã 5 Đài Liệt sĩ (thành phố Hồ Chí Minh) qua các quận như quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một và huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn Thành, huyện Hớn Quản, thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) (ước tính 140 km)

Kết thúc tại cửa khấu Hoa Lư – Bình Phước

Quốc lộ 13 giao nhau với quốc lộ 14 tại Chơn Thành, Bình Phước, khi vào địa phận tỉnh Bình Dương còn được biết đến với tên gọi khác là Đại lộ Bình Dương.

– Tổng chiều dài: 140,5 km

– Bề rộng mặt đường đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Bến Cát được mở rộng từ 4 – 6 làn xe

– Trên đường có 9 cầu, tải trọng lên đến 25 tấn

Nâng cấp quốc lộ 13 thúc đẩy phát triển kinh tế 

QL13 đã nhiều lần nâng cấp

Trong nhiều năm qua, Quốc lộ 13 đã nhiều lần nâng cấp và mở rộng. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế là lượng dân nhập cư đến Bình Dương ngày càng gia tăng và nhu cầu di chuyển cũng nhiều hơn. Trên QL13 đoạn qua địa bàn TP.Thủ Dầu Một, TX.Thuận An… thường xảy ra kẹt xe, một số đoạn đường xảy ra tình trạng ngập úng khi mưa bão lớn, cần phải được cải tạo sớm. 

Trước tình trạng đó, Sở Giao thông – Vận tải (GTVT) đưa ra phương án mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 13 nhằm khắc phục khó khăn trong việc di chuyển của người dân. Dự án sẽ được thực hiện theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT) có tổng vốn đầu tư lên đến 1.411 tỷ đồng không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng.

Dự án sẽ nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 từ Cổng chào Vĩnh Phú (Km1+315) đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong (Km15+018,28) cụ thể như sau:

1. Mở rộng về bên phải thêm 02 làn xe (nâng tổng số làn đường lên là 8) và đầu tư vỉa hè, cây xanh thoát nước đồng bộ.

2. Đầu tư cầu vượt qua các giao lộ ngã tư Bình Hòa và Hữu Nghị, quy mô 4 làn xe, các nút giao khác nghiên cứu mở rộng để tăng khả năng thông hành.

3. Đầu tư hệ thống thoát nước dọc, kết hợp chiếu sáng hai bên đường đoạn từ thị xã Bến Cát đến Bàu Bàng (cầu Tham Rớt).

Dự kiến thời gian thực hiện dự án là từ năm 2019 đến 2022. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ sử dụng trạm 1 và trạm 2 để thu phí trên từng nhóm phương tiện để thu hồi vốn đầu tư và mức tăng phí hàng năm không vượt quá theo quy định của Bộ Tài chính.

Các chuyên gia kinh tế nhận định, khi dự án này được thực hiện sẽ tạo bước đột phá để TP.HCM kết nối với tỉnh Bình Dương – vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thông với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và hàng loạt tỉnh Tây Nguyên. Điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung và bất động sản Bình Dương nói riêng

Quốc lộ 13 có ý nghĩa thế nào với khu vực Bàu Bàng

Đối với Bàu Bàng nói riêng, Quốc lộ 13 là trục xương sống của hệ thống giao thông, liên kết trực tiếp với Quốc lộ 14, tuyến đường Hồ Chí Minh,…. bên cạnh đó là các tuyến đường trọng điểm khác như Đường tạo động lực Mỹ Phước – Bàu Bàng, DT 741B, đường Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên, đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh,.. Các tuyến đường này kết nối với nhau tạo thành một hệ thống giao thông hoàn chỉnh trong thời gian tới.

Quốc lộ 13 đặc biệt là đoạn Bàu Bàng có ý nghĩa như chiếc đòn bẩy giúp nâng cao vị thế của huyện lên vị trí dẫn đầu cả nước về phát triển mọi mặt từ công nghiệp, đô thị đến việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài.

Đầu tư bất động sản Bàu Bàng đang là cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Vì vậy, bất động sản Bàu Bàng đang thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, nhờ sở hữu những tiềm năng phát triển vượt trội. Các dự án bất động sản nổi bậc ở Bình Dương: Thăng Long Luxury,...

Zalo
Hotline 0918199199